Rối loạn khớp thái dương hàm là do đâu?

Việc bị rối loạn khớp thái dương hàm gây ra đau đớn khó chịu cho nhiều bệnh nhân, đặc biệt là khi họ nhai thức ăn và trò chuyện với người khác. Việc tìm hiểu nguyên nhân của bệnh là cần thiết để có thể đưa ra phương pháp điều trị thích hợp và mang lại hiệu quả lâu dài cho bệnh nhân. Mời bạn đọc cùng https://duocmyphamkhanglinh.vn/ tìm hiểu qua bài viết sau đây

Xem thêm:

Viêm khớp thái dương hàm

1. Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm 

Khớp dương hàm nằm ở 2 bên đầu và thường xuyên phải xoay, di chuyển từ trước ra sau, từ bên này sang bên kia khi chúng ta nói chuyện, nhai thức ăn hoặc khi ngáp. Tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm xảy ra khi các cơ, xương, mô thuộc khớp này bị tổn thương. 

Những nguyên nhân gây ra rối loạn khớp thái dương hàm có thể kể đến như: 

- Cấu tạo và hoạt động của khớp thái dương hàm bị sai lệch hoặc có nhiều vấn đề bất thường do di truyền. 

- Một số tác động từ bên ngoài như tai nạn lao động, chơi thể thao hay tai nạn khi tham gia giao thông,... cũng có thể gây tác động đến khớp thái dương hàm và gây ra một số chấn thương, chẳng hạn như trật khớp thái dương hàm.

- Do thói quen nghiến răng: Đây là một thói quen có thể dẫn đến nhiều vấn đề về Răng hàm mặt. Khi nghiến răng, hàm răng bị siết chặt khiến vùng cơ hàm chịu áp lực lớn và tăng nguy cơ bị tổn thương. 

- Do thói quen ăn uống chẳng hạn như chỉ nhai ở một bên răng, thường xuyên ăn những thực phẩm cứng,...

- Hàm răng thưa và lệch, tình trạng thiếu răng hoặc mất răng, khớp cắn không đều. 

- Người bệnh bị căng thẳng, áp lực về tâm lý nên khi ngủ có thể gặp phải tình trạng co cơ hàm. 

Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới và nguyên nhân có thể là do sự thay đổi về nội tiết tố. Một số nhà khoa học cho rằng, estrogen thay đổi có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng và giảm khả năng kiểm soát cơn đau của não bộ. Bên cạnh đó, lượng hormone progesterone thay đổi cũng có thể tác động xấu đến sự phát triển của xương, sụn và protein cũng có thể liên quan đến tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm. Tuy nhiên, vẫn cần thực hiện nghiên cứu để đưa ra những bằng chứng rõ ràng hơn về vấn đề này. 

2. Triệu chứng của bệnh rối loạn khớp thái dương hàm

Ở giai đoạn đầu, bệnh không gây ra những triệu chứng hoặc chỉ xuất hiện những triệu chứng rất nhẹ và không xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, càng về sau thì những biểu hiện của bệnh càng rõ ràng. Bệnh nhân thậm chỉ phải đối mặt với những cơn đau nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt cũng như công việc của người bệnh. 

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở người bệnh mắc chứng rối loạn khớp thái dương hàm: 

- Người bệnh bị đau vùng trong tai hoặc trước tai. 

- Vùng góc hàm, vùng dưới hàm sẽ bị đau hơn bình thường. 

- Cơ hàm có cảm giác bị đau mỏi ngay cả khi thực hiện những hoạt động đơn giản như há miệng, nói chuyện, hoặc khi người bệnh siết chặt hai hàm lại, khi nhai thức ăn, nhất là thức ăn cứng,...

- Cứng khớp nên rất khó để há miệng lớn. 

- Nghe thấy rất rõ tiếng lục cục của các khớp khi người bệnh đóng hoặc mở hàm. 

- Những cơn đau có thể ngày càng lan rộng đến vùng thái dương, vùng vai gáy, cổ, vùng trước và trong tai. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cảm thấy đau nhức nửa đầu. 

Những triệu chứng trên đôi khi chỉ thoáng qua khiến người bệnh rất khó để nhận biết bệnh ở giai đoạn đầu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Người bị đau khớp gối có nên đi bộ không?

Mẹo dùng cây mật gấu chữa thoái hóa đốt sống cổ đúng cách